Shopee và Lazada hiện nay là hai sàn thương mại điện tử được người tiêu dùng Việt Nam rất ưa chuộng và được phủ sóng rất lớn. Tuy nhiên, để chọn ra so sánh Shopee và Lazada, sàn nào đỉnh hơn thì chúng ta sẽ cần đặt lên bàn cân so sánh rất nhiều về nhiều góc độ và phương diện. Cùng SINO Tín Hòa đem lên bàn cân so sánh thử từ góc độ người tiêu dùng và góc độ người bán hàng xem sàn nào thật sự đỉnh hơn bạn nhé, và đỉnh là đỉnh hơn chỗ nào. ( Đây là bài viết dựa trên nhận định, góc nhìn riêng của SINO Tín Hòa, mỗi người sẽ có một góc nhìn khác nhau)
Sàn thương mại điện tử Shopee
Shopee là một trong những trang thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á và Đài Loan, được thành lập vào năm 2015 bởi Sea Group, một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Singapore. Shopee cung cấp nền tảng trực tuyến cho người bán và người mua, tạo ra một môi trường thương mại điện tử linh hoạt và thuận tiện.
Dưới đây là một số điểm nổi bật về Shopee:
- Quy mô và phạm vi hoạt động: Shopee đã nhanh chóng trở thành một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất tại Đông Nam Á và Đài Loan, với sự hiện diện mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trong khu vực.
- Nền tảng và ứng dụng: Shopee cung cấp một ứng dụng di động và trang web thân thiện người dùng cho việc mua sắm trực tuyến. Nền tảng này hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và phương thức thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng đa dạng.
- Đa dạng sản phẩm: Shopee cho phép người bán bán các loại sản phẩm đa dạng, từ thời trang và đồ điện tử đến thực phẩm và đồ gia dụng. Điều này tạo ra một thị trường đa dạng, đáp ứng nhu cầu mua sắm đa chiều của người tiêu dùng.
- Ưu đãi và khuyến mãi: Shopee thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá và sự kiện mua sắm để thu hút người dùng. Điều này giúp tăng cường trải nghiệm mua sắm và tạo ra sự hứng thú từ phía người tiêu dùng.
- Dịch vụ khách hàng: Shopee chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng, bao gồm hỗ trợ trực tuyến và các kênh liên lạc khác nhau để giải quyết mọi vấn đề của người dùng.
- Mô hình kinh doanh: Shopee thường xuyên cập nhật và phát triển mô hình kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này bao gồm việc tích hợp công nghệ mới và phát triển các dịch vụ liên quan.
Shopee đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á và tiếp tục mở rộng hoạt động của mình để cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho người tiêu dùng trong khu vực này.
Sàn thương mại điện tử Lazada
Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử lớn và phổ biến tại Đông Nam Á, được thành lập vào năm 2012 bởi Rocket Internet và có trụ sở chính tại Singapore. Dưới đây là một số thông tin về Lazada:
- Quy mô và phạm vi hoạt động: Lazada có sự hiện diện mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam.
- Nền tảng và ứng dụng: Lazada cung cấp nền tảng trực tuyến thông qua trang web và ứng dụng di động. Nền tảng này hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và phương thức thanh toán để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
- Sản phẩm đa dạng: Lazada cung cấp một loạt các sản phẩm đa dạng, từ thời trang và điện tử đến đồ gia dụng và thực phẩm. Điều này tạo ra một trải nghiệm mua sắm toàn diện cho người tiêu dùng.
- Ưu đãi và khuyến mãi: Lazada thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá và sự kiện mua sắm để thu hút người dùng. Các đối tác kinh doanh thường cũng tham gia vào các chiến dịch này.
- Dịch vụ khách hàng: Lazada chú trọng vào việc cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng, bao gồm hỗ trợ trực tuyến và các kênh liên lạc khác nhau để giải quyết mọi vấn đề của người dùng.
- Hợp tác và phát triển kinh doanh: Lazada thường hợp tác với các nhãn hiệu và đối tác để cung cấp sản phẩm chất lượng và mở rộng danh mục sản phẩm.
- Giao hàng và thanh toán: Lazada cung cấp các dịch vụ giao hàng và thanh toán linh hoạt, giúp tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng.
Lazada đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á và tiếp tục mở rộng hoạt động của mình để duy trì vị thế của mình trong ngành công nghiệp này.
Sau khi giới thiệu sơ lược về xuất xứ hai sàn thương mại điện tử này, SINO Tín Hòa sẽ so sánh Shopee và Lazada theo hai góc độ: Người tiêu dùng và Shop bán hàng.
So sánh Shopee và Lazada
Sàn Shopee
Góc độ người tiêu dùng
Theo thống kê từ Reputa, năm 2022 Shopee vẫn là sàn thương mại điện từ được nhiều người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa mua sắm nhất, hơn hẳn các đối thủ và gấp 3 lần Lazada. Đó là lý do vì sao:
Thông thường để quyết định chọn mua sắm trên một sàn thương mại điện tử nào đó, các lựa chọn của người tiêu dùng sẽ chọn dựa trên độ “viral” giới thiệu từ bạn bè và khả năng dễ sử dụng của giao diện đó.
Giao diện của Shopee
Giao diện màu cam đặc trưng của Shopee tạo cho người dùng một cảm giác vui vẻ, năng lượng khi mua sắm cũng là một yếu tố thúc đẩy người tiêu dùng dễ nhớ đến Shopee hơn. Với giao diện dễ sử dụng, nhìn vào dễ hiểu, dễ tìm sản phẩm cũng là một ưu điểm của Shopee khiến người tiêu dùng siêng năng mua sắm hơn trong app này.
Các tính năng của Shopee
So với Lazada, Shopee có phần trội hơn về tính năng mua sắm vì có thêm phần Shopee Food, ở đây bạn có thể đặt được thức ăn, thức uống qua app Shopee rất tiện lợi.
Những tính năng bạn có thể tìm thấy ở Shopee app:
- Shopee Thời trang: Cập nhật những mẫu thời trang mới, các shop bán hàng thời trang có mức giá ưu đãi.
- Shopee Food: Mua thức ăn, thức uống phục vụ cho nhu cầu ăn uống.
- Khung giờ săn sale: Ở đây thông báo cho bạn những khung giờ sẽ chạy khuyến mãi, nhưng shop sẽ chạy sale trong khung giờ.
- Voucher Xtra: Bạn có thể thu thập voucher giảm giá để có thể áp mã mua hàng.
- Shopee Siêu Rẻ: Ở đây bạn tha hồ lưu những mã giảm giá, săn mã để áp dụng mua hàng.
- Trả góp 0% với SPayLater: Shopee triển khai có thể mua sắm trả góp với chương trình SPaylater, hỗ trợ người mua sắm trả góp để thúc đẩy tiêu dùng.
- Shopee Pay gần bạn: Ở đây bạn có thể săn những E voucher để mua những dịch vụ ăn uống – khóa học, những nơi chấp nhận thanh toán Shopee Pay.
- TechZone – Siêu thị điện tử: Ở đây sẽ có những sản phẩm trong ngành hàng điện tử như TV, đồng hồ, máy lạnh… với những mức giá ưu đãi.
- Shopee Mart: Ở đây là những sản phẩm gia dụng, đồ dùng hằng ngày, là một siêu thị mini online đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm cho gia đình bạn.
- Shopee Làm Đẹp: Ở đây diễn ra những chương trình mua sắm giảm giá của các hãng mỹ phẩm, bạn có thể săn sale ở phần này.
- Shopee Live Siêu Rẻ: Ở đây diễn ra những phiên livestrym của các thương hiệu có những deal hời, giảm giá hoặc những phần giới thiệu sản phẩm kỹ lưỡng hơn giúp bạn chọn được đúng nhu cầu của mình.
- Miễn hết phí ship: Bạn có thể săn những hàng hóa được miễn phí ship ở trong mục này.
- Khách hàng thân thiết: Ở đây là những ưu đãi của khách hàng thân thiết hạng Bạc, Vàng, Kim Cương với nhiều mức ưu đãi khác nhau.
- Mã giảm giá: Bạn có thể săn mã giảm giá ở mục này nhé.
- Shopee Mall: Đây là những chương trình khuyến mãi, những ưu đãi của các shop đăng kí mall là shop đăng kí chính thức tại Shopee, ở Shopee Mall là những shop chính thức từ các thương hiệu nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi mua sắm ở đây.
- Hàng hiệu Outlet giảm 50%: Ở đây là những mục hàng hiệu được giảm giá sâu.
- Săn thưởng – 100.000 xu: Ở đây là các trò chơi thư giãn mà còn được nhận xu giúp bạn mua sắm được giảm giá thêm.
- Nhận Free Voucher 30.000: Bạn có thể nhận Voucher ở khu vực này.
- Ưu đãi đối tác: Ưu đãi giảm giá cho người tiêu dùng khi sử dụng các ngân hàng thanh toán.
- Bắt Trend – giá sốc: Ở đây là những mặt hàng trend với giá rất ưu đãi.
Thanh toán
Shopee chấp nhận thanh toán bằng nhiều phương thức giúp hỗ trợ cho người tiêu dùng linh hoạt.
Bạn có thể thanh toán bằng phương thức thanh toán khi nhận hàng hoặc thanh toán trước bằng thẻ tín dụng của ngân hàng, thanh toán bằng Shopee Pay hoặc SPLater ( đây là chương trình hỗ trợ trả góp của Shopee).
Vận chuyển
Shopee cũng có nhiều phương thức vận chuyển cho người tiêu dùng như là : Shopee Express, J&T Express hoặc Hỏa tốc ( đội ngũ Shopee Food giao). Thời gian vận chuyển trung bình 1-5 ngày, khách hàng hoàn toàn có thể check đơn hàng đang tiến đến bước nào.
Tóm tắt
Shopee có nhiều tính năng mua sắm, linh hoạt trong thanh toán và vận chuyển. Giao diện sử dụng dễ dàng, có thêm trò chơi để người dùng ở lại lâu hơn trên app.
Tuy nhiên do nhiều tính năng quá nên app Shopee sẽ dễ bị chậm, không được mượt mà.
Đối với nhà bán hàng
Khi nhà bán hàng bán trên shopee sẽ có nhiều loại phí cần phải thanh toán khi có một đơn hàng thành công.
Sau đây là những khoản phí nhà bán hàng cần phải thanh toán cho Shopee:
Shopee tính phí cho nhà bán hàng dựa trên một số yếu tố khác nhau, bao gồm loại sản phẩm, dịch vụ và các ưu đãi đặc biệt mà nhà bán hàng có thể chọn. Dưới đây là một số chi tiết về cách Shopee áp đặt phí cho nhà bán hàng:
- Phí Giao Dịch (Transaction Fee): Shopee thường thu phí giao dịch dựa trên tổng giá trị đơn hàng. Phí này được tính dựa trên một tỷ lệ cố định hoặc theo mô hình phần trăm của giá trị đơn hàng. Hiện tại 2023 mức phí này áp dụng là 4%.
- Phí Dịch vụ là khoản chi phí bán hàng trên Shopee mà Người Bán thanh toán cho Shopee khi tham gia Chương trình Voucher Xtra và/hoặc Gói Miễn Phí Vận Chuyển Freeship Xtra và/hoặc Freeship Xtra Plus.
- Phí cố định: Là phí hoa hồng cố định áp dụng cho tất cả các giao dịch bán sản phẩm, sử dụng dịch vụ của Người Bán được thực hiện thành công qua sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee (đơn hàng nằm ở mục “Đã giao”) hoặc đơn hàng có phát sinh yêu cầu Trả hàng/Hoàn tiền được Người Bán/Shopee chấp nhận “Hoàn tiền ngay” (trừ lý do Chưa nhận được hàng). Hiện nay mức phí này là 4%.
- Phí Đăng Ký và Phí Tiếp Thị: Có thể có các khoản phí đăng ký ban đầu hoặc các chương trình tiếp thị đặc biệt mà nhà bán hàng có thể tham gia để tăng cường hiệu quả quảng cáo và tiếp thị.
Những chi phí cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định và chính sách của Shopee tại thời điểm cụ thể. Những chi phí này thường được thông báo một cách rõ ràng cho nhà bán hàng và có sẵn trong các tài liệu hướng dẫn và trang web chính thức của Shopee.
Tóm tắt
Với giao diện dễ sử dụng, chi phí rõ ràng, việc mở một shop bán hàng trên shopee cũng khá dễ dàng nên các shop cũng khá thích việc bán hàng trên Shopee. Đồng thời số lượng khách hàng trên Shopee rất đông nên các shop cũng luôn luôn mở gian hàng trên Shopee là lựa chọn đầu tiên khi tham gia thương mại điện tử.
Sàn Lazada
Góc độ người tiêu dùng
- Lazada thật sự cũng chưa đa dạng hàng hóa bằng Shopee. Khi tìm các sản phẩm trên Shopee, sẽ có những sản phẩm chưa chắc xuất hiện trên Lazada.
Tuy nhiên Lazada có những ưu điểm khác bù lại cho người tiêu dùng như là:
- Thời gian giao hàng rất nhanh.
- Cập nhật tình trạng đơn hàng cho người tiêu dùng rất nhanh.
- Tự động cập nhật các mã voucher khuyến mãi khi người tiêu dùng thanh toán, không cần phải tự áp mã.
- Giúp người tiêu dùng săn xu để giảm giá nhiều hơn.
Giao diện của Lazada
Độ mượt của app nhanh, giao diện tối giản hơn Shopee. Lazada với tông màu xanh – tím giúp người tiêu dùng cảm thấy dịu mắt mỗi khi lướt mua sản phẩm.
Các tính năng thêm của Lazada là:
- LazMall: Ở đây bạn có thể xem các chương trình của các cửa hàng Mall được đăng ký.
- 3 món từ 33k: ( Choice) Ở đây bạn có thể săn sale các mặt hàng với giá chỉ từ 33k đổ xuống, phù hợp cho các bạn săn sale.
- Săn xu: Bạn có thể thoải mái chơi trò chơi, săn xu mỗi ngày. Lazada có nhiều ưu đãi săn xu cho người tiêu dùng và có thể áp mã giảm tiền rất nhanh chóng.
- Trồng cây hái quà: Bạn chơi game để được nhận quà ở phần này.
- Sale hết <49k: Ở đây là những mặt hàng sale hết dưới 49k, thường xuyên truy cập mục này giúp bạn có thể săn sale nhiều mặt hàng giá rất ưu đãi.
- Trạm voucher: Bạn hoàn toàn có thể săn voucher giảm giá, săn xu ở đây.
Tóm tắt
- Giao diện Lazada đơn giản hơn Shopee, màu sắc dịu tạo cảm giác dễ chịu cho người dùng. Từ năm 2023 Lazada có cập nhật nhiều chương trình khuyến mãi cho người tiêu dùng hơn rất nhiều.
- Thời gian vận chuyển nhanh, có cập nhật đơn hàng liên tục để người tiêu dùng theo dõi.
- Nếu đang suy nghĩ có nên sử dụng Lazada không thì SINO Tín Hòa khuyến khích bạn nên mua ở sàn thương mại điện tử này.
- Tuy nhiên, hàng hóa ở Lazada vẫn chưa được đa dạng phong phú bằng Shopee vì có thể tỷ lệ xét duyệt, các nhà bán hàng ở Lazada ít hơn.
- Điểm yếu của Lazada là phần dịch sản phẩm của các trang nước ngoài hay bị lệch ý, cho nên nhiều người tiêu dùng đặt bị sai món, bạn cần kiểm tra kĩ lưỡng hơn khi mua hàng nước ngoài nhé.
Tìm hiểu thêm:
Cách lập tài khoản bán hàng Shopee
Muốn bán hàng online lấy hàng ở đâu?
Góc độ nhà bán hàng
Sau đây là những loại phí mà nhà bán hàng sẽ phải trả cho Lazada nếu một đơn hàng thành công:
- Phí thanh toán (chi phí xử lý đơn hàng) của Lazada đối với mỗi đơn hàng từ 1/9/2023 là 3,993%. Khoản phí giao dịch cho mỗi đơn hàng thành công và được tính dựa trên tổng giá trị thanh toán của người mua và phí vận chuyển sau khi áp dụng khuyến mãi. Phí thanh toán sẽ không được thanh toán cho nhà bán hàng nếu đơn hàng được đổi trả thành công bởi khách hàng.
- Phí cố định là phí hoa hồng cố định áp dụng cho tất cả các giao dịch bán sản phẩm, sử dụng dịch vụ cho nhà bán hàng thuộc kênh phân phối như: Lazmall, Shop Xịn, nhà bán hàng không thuộc Lazmall nhưng thực hiện giao hàng thành công trên sàn Lazada. Phí cố định sẽ được hoàn trả lại cho nhà bán hàng nếu đơn hàng được đổi trả thành công theo chính sách của Lazada.
- Phí voucher tích lũy là hình thức đồng tài trợ giữa Lazada và nhà bán hàng khi tham gia chương trình khuyến mãi lớn với mục tiêu mang đến nhiều ưu đãi giảm giá cho khách hàng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và doanh số bán hàng.
- Trong đó, voucher tích lũy là tổng giảm giá theo đơn hàng cụ thể. Voucher tích lũy Lazada tài trợ là số tiền được cộng lại cho nhà bán hàng khi được Lazada tài trợ. Voucher tích lũy nhà bán hàng tài trợ sẽ được tính bằng voucher tích lũy trừ đi voucher tích lũy Lazada tài trợ.
Tuy phí có rẻ hơn Shopee một chút nhưng nhìn chung là hai sàn chi phí tương đương nhau, Lazada cũng chạy nhiều chương trình khuyến mãi hơn.
Tuy nhiên, nhiều nhà bán hàng phản hồi là Lazada có giao diện hơi khó dùng, không thân thiện với người dùng lắm. Đồng thời nếu đã xác định bán hàng trên Lazada bạn cần đầu tư cả máy in nhiệt để in vận đơn cho shop luôn.
Tham khảo máy in vận đơn cho shop ở đây
Số lượng khách hàng của Lazada cũng không nhiều bằng Shopee nên hầu như các shop đều bán trên cả hai sàn để có thể tăng thêm số lượng đơn của mình.
Sau khi SINO Tín Hòa so sánh hai sàn thương mại điện tử Shopee và Lazada bạn có chọn lựa cho mình sàn thương mại nào để mua sắm hay bán hàng chưa. Mong là những thông tin này có ích với bạn.
Lời kết
Hy vọng với bài viết này bạn có thể nắm được thông tin khi so sánh Shopee và Lazada: Sàn thương mại điện tử nào đỉnh hơn.
SINO Tín Hòa hiện là công ty giải pháp mã vạch, RFID thành lập từ năm 1994 và làm việc với rất nhiều khách hàng lớn nhỏ. Hiện nay SINO Tín Hòa là đối tác của các thương hiệu lớn như Zebra, HONEYWELL, CIPHERLAB, CINO, SATO… Tất cả đều nhập hàng chính hãng và sự cam kết về bảo hành cũng như chất lượng đội ngũ dịch vụ.
Với quy trình rõ ràng, dịch vụ chăm sóc bảo hành tận tâm, bạn sẽ không cần lo lắng khi thắc mắc về máy hoặc trục trặc trong quá trình sử dụng.
- Bảo hành 1 năm
- Đội ngũ kĩ thuật chăm sóc tận tình
- Cung cấp giải pháp hoàn hảo, không cần phải mua riêng lẻ từng linh kiện khi cần bổ sung
- Giao hàng nhanh chóng
- Công ty uy tín, đã có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường
- Chăm sóc khách hàng nhanh chóng
Tìm hiểu chi tiết về dịch vụ với thông tin đầy đủ nhất, bạn hãy liên hệ hotline của SINO Tín Hòa : 028 3848 0585. Ext: 121 để được tư vấn về dòng máy in hóa đơn phù hợp với bạn nhất.
- Sales 1: 090 149 1238
- Sales 2: 0909 353 719
- Sales 3: 090 293 8669
- Sales 4: 093 862 3553