Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cũng như thương mại quốc tế, các thuật ngữ như ODM và OEM được sử dụng rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Hai khái niệm này đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi giá trị sản phẩm, quyết định cách mà sản phẩm được thiết kế, sản xuất và phân phối đến tay người tiêu dùng.
Trong bài viết này, chúng ta cùng phân biệt về OEM và ODM là gì, sự khác biệt, ưu nhược điểm và ứng dụng của từng mô hình trong kinh doanh hiện đại.
Tổng quan và phân biệt OEM và ODM
OEM (Original Equipment Manufacturer) hay còn gọi là nhà sản xuất thiết bị gốc, “Sản xuất theo đơn đặt hàng” – Khách hàng đưa ra thiết kế, OEM sản xuất.
ODM (Original Design Manufacturer) Nhà sản xuất thiết kế gốc “Thiết kế và sản xuất trọn gói” – ODM tự thiết kế và sản xuất, khách hàng chỉ cần gắn thương hiệu.
Tóm tắt có thể hiểu OEM tập trung vào khả năng sản xuất và hiệm vụ chính của OEM là sản xuất ra sản phẩm chất lượng theo đúng yêu cầu, còn việc thiết kế và phát triển sản phẩm thuộc về đối tác, trong khi ODM chính là giải pháp “trọn gói” cho những doanh nghiệp muốn có sản phẩm mang dấu ấn riêng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
OEM là gì?
OEM (Original Equipment Manufacturer) hay còn gọi là nhà sản xuất thiết bị gốc, là thuật ngữ dùng để chỉ các công ty chuyên sản xuất sản phẩm hoặc linh kiện dựa trên thiết kế, yêu cầu kỹ thuật và thông số cụ thể do bên đặt hàng cung cấp.
Nói một cách đơn giản, các công ty OEM không sở hữu thương hiệu sản phẩm mà họ là nhà sản xuất. Thay vào đó, họ đảm nhận vai trò sản xuất hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn của khách hàng – thường là các công ty có thương hiệu lớn. Sau khi hoàn thiện, sản phẩm sẽ được đối tác dán nhãn thương hiệu của mình và phân phối ra thị trường như thể đó là sản phẩm “chính chủ”.
Ví dụ thực tế phân biệt OEM và ODM: Một tập đoàn điện tử nổi tiếng muốn tung ra dòng điện thoại mới. Thay vì tự xây dựng nhà máy, họ thuê một đơn vị OEM sản xuất dựa trên bản vẽ kỹ thuật, mẫu mã và tiêu chuẩn chất lượng mà họ đã đề ra. Sau khi sản phẩm hoàn thiện, công ty đặt hàng sẽ tiếp nhận và đưa ra thị trường dưới thương hiệu riêng, chịu trách nhiệm tiếp thị và bán hàng.
Xúc xích Coop Select là một sản phẩm OEM của công ty TNHH SAN MIGUEL PURE FOODS gia công cho thương hiệu Coopmart.
Đặc điểm của mô hình OEM
Mô hình OEM có những đặc trưng riêng biệt, định hình vai trò và cách thức hoạt động của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản xuất hiện đại. Dưới đây là những đặc điểm cốt lõi cần hiểu rõ khi nhắc đến OEM:
- Sản xuất theo yêu cầu và thiết kế của đối tác
Đây là đặc điểm then chốt của mô hình OEM. Các doanh nghiệp OEM không tự thiết kế sản phẩm mà tập trung sản xuất theo bản vẽ, thông số kỹ thuật và yêu cầu chi tiết do bên đặt hàng cung cấp. Thông thường, các công ty OEM sẽ hợp tác với các thương hiệu lớn, thực hiện sản xuất hàng hóa hàng loạt theo đúng tiêu chuẩn đề ra mà không tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D).
- Tối ưu quy trình sản xuất
Điểm mạnh nổi bật của các nhà sản xuất OEM nằm ở năng lực sản xuất quy mô lớn. Doanh nghiệp sở hữu hệ thống dây chuyền hiện đại, công nghệ cao, cùng quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Mục tiêu chính là đảm bảo hiệu suất, tính ổn định và chi phí tối ưu cho từng đơn hàng – dù đơn giản hay phức tạp.
- Sản phẩm mang thương hiệu của bên đặt hàng
Trong mô hình OEM, toàn bộ sản phẩm đều được dán nhãn mác, bao bì theo thương hiệu của đối tác chứ không phải theo nhà sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng cuối thường không biết đến vai trò của OEM trong quá trình tạo ra sản phẩm họ đang sử dụng.
- Mối quan hệ hợp tác B2B (Business-to-Business)
OEM là mô hình hoạt động giữa các doanh nghiệp với nhau. Nhà sản xuất OEM cung cấp hàng hóa cho các công ty kinh doanh hoặc thương hiệu, để họ chịu trách nhiệm phân phối, tiếp thị và bán hàng đến tay người tiêu dùng.
- Tính linh hoạt trong sản xuất
Một trong những ưu điểm quan trọng của OEM chính là khả năng linh hoạt thích ứng với nhiều loại đơn hàng. Tùy theo yêu cầu từ đối tác, nhà máy OEM có thể điều chỉnh quy trình để sản xuất các sản phẩm hoặc linh kiện khác nhau, đáp ứng số lượng, thời gian giao hàng và các yêu cầu đặc biệt từ phía đối tác.
- Không tham gia marketing và bán hàng
Khác với ODM, các doanh nghiệp OEM không trực tiếp tiếp cận thị trường tiêu dùng. Họ không xây dựng hệ thống phân phối, cũng không thực hiện các chiến dịch tiếp thị. Trách nhiệm quảng bá và bán sản phẩm thuộc hoàn toàn về đối tác đặt hàng.
- Tối ưu chi phí sản xuất
Với lợi thế quy mô, chuyên môn hóa cao và khả năng sản xuất hiệu quả, OEM giúp các thương hiệu giảm đáng kể chi phí so với việc tự xây dựng nhà máy riêng. Đây cũng là lý do nhiều công ty lớn chọn OEM để tiết kiệm nguồn lực và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.
Ưu điểm của OEM
Đặc điểm cốt lõi: Sản xuất theo thiết kế và yêu cầu của đối tác, tập trung vào quy trình sản xuất hiệu quả, sản phẩm mang thương hiệu của bên đặt hàng, hoạt động B2B.
- Tập trung vào năng lực cốt lõi (R&D, marketing, bán hàng…).
- Tiết kiệm chi phí sản xuất nhờ chuyên môn hóa và quy mô của nhà máy OEM.
- Linh hoạt trong sản xuất và dễ dàng mở rộng quy mô.
- Tiếp cận năng lực sản xuất chuyên môn cao.
- Giảm thiểu rủi ro đầu tư vào nhà máy và sản xuất.
Sino Corporation tự hào khi là nhà cung cấp, gia công sản xuất tem nhãn các ngành hàng như nhãn mỹ phẩm, làm đẹp, tem điện tử, nhãn thực phẩm, nhãn rượu bia, nhãn dược phẩm, đối tác cho nhiều công ty OEM, nhiều thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước trong nhiều năm qua.
ODM là gì?
ODM, viết tắt của Original Design Manufacturer (Nhà sản xuất thiết kế gốc), là một kiểu hợp tác sản xuất đặc biệt. Thay vì chỉ đơn thuần làm theo bản vẽ của khách hàng như mô hình OEM, các công ty ODM đảm nhận luôn cả vai trò thiết kế và phát triển sản phẩm từ những ý tưởng ban đầu. Sau khi hoàn thiện, sản phẩm “thành phẩm” này sẽ được cung cấp cho đối tác. Thường là các nhãn hàng hoặc công ty thương mại với yêu cầu cần gắn thương hiệu riêng của doanh nghiệp và phân phối ra thị trường.
Hiểu một cách dễ hơn, ODM giống như một giải pháp “tất cả trong một” cho những doanh nghiệp muốn nhanh chóng có sản phẩm mang dấu ấn của mình trên thị trường mà không cần phải sở hữu đội ngũ thiết kế và phát triển sản phẩm riêng. Họ chỉ cần chọn lựa từ những mẫu mã và giải pháp mà đối tác ODM đã thiết kế sáng tạo.
Điểm khác biệt của mô hình ODM
Mô hình ODM mang những nét độc đáo, khác biệt rõ rệt so với các phương thức sản xuất truyền thống, đặc biệt là so với OEM:
- Tự chủ sáng tạo sản phẩm: Các công ty ODM chủ động trong việc nghiên cứu và tạo ra sản phẩm mới. Quá trình này bao gồm việc hình thành ý tưởng, nghiên cứu công nghệ, xây dựng công thức (đối với các ngành như mỹ phẩm, thực phẩm), thiết kế kiểu dáng và tính năng. Đối tác tìm đến ODM thường không cần đưa ra bất kỳ bản thiết kế chi tiết nào.
- Sản phẩm không giống như OEM chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng, ODM thường sẽ cung cấp những sản phẩm đã hoàn thiện, sẵn sàng để tung ra thị trường hay vẫn thường được biết đến là gia công trọn gói từ A – Z. Bên đối tác chỉ cần lựa chọn mẫu sản phẩm ưng ý, sau đó có thể tùy chỉnh về bao bì và thương hiệu cho phù hợp.
- Dù đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra sản phẩm, các công ty ODM thường đứng ở “hậu trường”. Người tiêu dùng thường không biết đến nhà sản xuất gốc.
- Mô hình này đặc biệt phù hợp với các công ty mới khởi nghiệp, các thương hiệu nhỏ hoặc những doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường nhanh chóng mà không muốn gánh nặng chi phí, chưa đủ tiềm lực và thời gian xây dựng bộ phận R&D (Research and Development) hoặc nhà máy sản xuất riêng.
Lợi thế khi kết hợp nhà sản xuất trung gian ODM
Hợp tác với các nhà sản xuất ODM mang lại nhiều lợi ích thiết thực, đặc biệt là cho những doanh nghiệp chưa có nền tảng sản xuất vững chắc
Không cần đầu tư vào đội ngũ thiết kế, nghiên cứu công nghệ, mọi chi phí liên quan đã được ODM đảm nhiệm.
Với các mẫu sản phẩm đã có sẵn, doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn và tiến hành các thủ tục về thương hiệu, giúp sản phẩm nhanh chóng có mặt trên thị trường.
Việc bổ sung sản phẩm mới vào danh mục trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, chỉ cần lựa chọn thêm các mẫu thiết kế từ đối tác ODM mà không cần bắt đầu từ con số không.
Doanh nghiệp có thể dồn toàn bộ tâm huyết và nguồn lực vào các hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu và phát triển kênh bán hàng, thay vì phải lo lắng về các vấn đề sản xuất phức tạp.
Khi nào một doanh nghiệp nên chọn OEM và khi nào nên chọn ODM?
Phân biệt OEM và ODM từ khâu định nghĩa sẽ giúp doanh nghiệp chọn đúng nhu cầu.
- Khi nào nên chọn OEM?
OEM phù hợp với doanh nghiệp đã có sẵn bản vẽ kỹ thuật, công thức, mẫu mã sản phẩm và cần tìm đối tác gia công theo yêu cầu.
Khi muốn kiểm soát chất lượng và tính năng: OEM giúp doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ quy trình – từ nguyên vật liệu, thông số kỹ thuật đến tiêu chuẩn chất lượnng.
Khi tập trung vào xây dựng thương hiệu riêng: Sản phẩm do OEM gia công sẽ mang thương hiệu riêng của bạn, phù hợp để tạo sự khác biệt và định vị trên thị trường.
- Khi nào nên chọn ODM?
ODM phù hợp với doanh nghiệp mới, chưa có đội ngũ R&D hoặc muốn sản phẩm có sẵn để bán nhanh.
Khi muốn rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường: ODM cung cấp giải pháp “trọn gói” – từ thiết kế đến sản xuất. Bạn chỉ cần chọn mẫu, đặt tên thương hiệu và nhập hàng.
Không cần đầu tư cho nghiên cứu sản phẩm, bạn có thể tận dụng năng lực sẵn có của nhà sản xuất để giảm chi phí, tiết kiệm tài nguyên.
Đôi khi, các doanh nghiệp cũng có thể kết hợp cả hai mô hình tùy thuộc vào từng dòng sản phẩm hoặc giai đoạn phát triển khác nhau. Việc phân biệt OEM và ODM, đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố trên sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt và phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh của mình.
Kết luận
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về ODM (Nhà sản xuất thiết kế gốc) và OEM (Nhà sản xuất thiết bị gốc), hai mô hình then chốt trong thế giới sản xuất và kinh doanh hiện đại. Mỗi mô hình sở hữu những ưu điểm, hạn chế và vai trò riêng biệt, mang đến cho doanh nghiệp sự linh hoạt trong việc hiện thực hóa ý tưởng sản phẩm và vươn ra thị trường rộng lớn hơn.
Việc lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí mà còn là yếu tố then chốt để nâng cao lợi thế cạnh tranh và khả năng thích ứng nhanh chóng với những biến động của thị trường.
Đơn vị thực hiện uy tín tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Cám ơn bạn đã xem bài viết phân biệt OEM và ODM. Tại Sino Corporation, chúng tôi cung cấp dịch vụ gia công in ấn tem nhãn, bao bì, decal, mã vạch… theo cả hai mô hình OEM và ODM, đáp ứng đa dạng nhu cầu của doanh nghiệp:
Mô hình OEM: Nếu bạn đã có sẵn thiết kế, chất liệu và yêu cầu kỹ thuật cụ thể, Sino sẽ gia công chính xác theo tiêu chuẩn bạn đưa ra, đảm bảo chất lượng đồng nhất và tiến độ đúng cam kết.
Mô hình ODM: Nếu bạn chưa có thiết kế sẵn, Sino cung cấp mẫu mã có sẵn, hỗ trợ bạn từ khâu thiết kế tem nhãn, chọn vật liệu in đến sản xuất thành phẩm – nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn và giải pháp mã vạch, Sino là đối tác tin cậy của nhiều thương hiệu lớn trong ngành thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm, điện tử… Hãy liên hệ Hotline: (028) 384 80666 – (028) 384 80585 để được tư vấn và hỗ trợ thêm thông tin.
Tìm hiểu thêm: