• 11A Trần Khánh Dư, P. Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh

Quản trị tồn kho trong logistics: Làm sao để hiệu quả?

Ngành logistics là ngành vận chuyển hàng hóa tối ưu thì thử thách lớn nhất trong ngành này vẫn là cách quản trị tồn kho sao cho hiệu quả. Vì quản trị tồn kho ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí cũng như là doanh thu của doanh nghiệp. Làm sao để quản trị tồn kho đúng, vừa, đủ, đảm bảo không lãng phí diện tích kho, làm sao để vẫn đủ hàng hóa để giao hàng cho khách thì hãy cùng SINO bật mí 10 cách quản trị tồn kho trong logistics.

Tìm hiểu thêm:

SINO triển khai giái pháp RFID cho công ty may mặc

Bạn cần làm gì khi muốn triển khai giải pháp RFID?

Giải pháp quản lý kho hiệu quả – INDIGO WMS

Quản trị tồn kho là gì?

quản trị hàng tồn kho

Quản trị tồn kho (Inventory Management) là quá trình giám sát và kiểm soát việc mua sắm, lưu trữ và sử dụng các hàng hóa và vật liệu của doanh nghiệp. Mục tiêu của quản trị tồn kho là đảm bảo rằng các mặt hàng cần thiết luôn có sẵn khi cần thiết, trong khi tối thiểu hóa chi phí lưu kho và rủi ro liên quan đến hàng tồn kho.

Quản trị tồn kho trong logistics là quá trình giám sát và kiểm soát việc lưu trữ và di chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu là đảm bảo hàng hóa luôn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu khách hàng, tối ưu hóa không gian lưu trữ, giảm chi phí và giảm thiểu rủi ro liên quan đến hàng tồn kho. Điều này bao gồm sử dụng công nghệ và hệ thống thông tin để theo dõi, quản lý và dự báo nhu cầu hàng hóa một cách hiệu quả.

Các công việc chính của quản trị tồn kho

  • Lập kế hoạch hàng hóa: Xác định số lượng hàng và thời điểm hàng hóa sẽ nhập vào dựa trên dự báo, giúp tránh tình trạng lãng phí kho hoặc không đủ diện tích cho hàng hóa.
  • Quản lý việc nhận hàng và giao hàng: Quản lý việc đặt hàng và nhận hàng từ các nhà cung cấp, đảm bảo chất lượng và thời gian giao hàng bằng những phần mềm hỗ trợ quản lý kho.
  • Lưu trữ và bảo quản: Sắp xếp, lưu trữ hàng hóa trong kho một cách hợp lý, đảm bảo hàng hóa được bảo quản đúng cách như nhiệt độ, môi trường… để duy trì chất lượng hàng hóa của khách hàng.
  • Theo dõi và kiểm soát: Sử dụng hệ thống thông tin và công nghệ để theo dõi số lượng hàng tồn kho, vị trí và tình trạng của hàng hóa.
  • Kiểm kê và đánh giá: Thực hiện kiểm kê định kỳ và đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho để điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.

Tầm quan trọng của quản trị tồn kho trong logistics

Logistics là một hoạt động mang tính chất dây chuyền, nó là một mạng lưới kết nối của nhiều hoạt động cùng tham gia vào việc sản xuất, cung ứng hàng hoádịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Vậy nên khâu quản trị tồn kho và vận chuyển là 2 khâu rất quan trọng mang tính sống còn  trong các công ty logistics.

Sự quan trọng của quản trị tồn kho trong logistic sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được:

  • Giảm chi phí: Tối ưu hóa lượng hàng tồn kho và kho bãi giúp giảm chi phí phát sinh thêm kho, bao gồm chi phí lưu trữ, bảo quản và thất thoát hàng hóa.
  • Nâng cao hiệu suất hoạt động: Việc theo dõi liên tục hàng hóa trong kho bãi bằng các công nghệ quản lý kho giúp cải thiện hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách đảm bảo rằng hàng hóa luôn sẵn sàng khi cần thiết. Tận dụng tối đa được diện tích khi hàng hóa được luân phiên vận chuyển liên tục.
  • Quản lý rủi ro: Giảm thiểu rủi ro liên quan đến hàng tồn kho, chẳng hạn như hư hỏng, lỗi thời hoặc thất thoát. Tránh tình trạng phải đền bù hàng hóa vì đã hạn chế tối đa thất thoát hàng hóa.

Các phương pháp quản trị tồn kho

Hiện nay có 2 phương pháp thông dụng nhất để quản lý hàng tồn kho là LIFO VÀ FIFO.

LiFO là hai phương pháp quản lý và định giá hàng tồn kho phổ biến trong logistics và kế toán.

LIFO (Last In, First Out)

LIFO

Phương pháp quản trị tồn kho LIFO là hàng hóa nhập sau cùng sẽ được xuất ra trước tiên. Ví dụ kho hàng của bạn đã có sẵn 1000 máy quét mã vạch ZEBRA DS9308 và sau 2 tháng kho hàng bạn nhập thêm 500 máy quét mã vạch ZEBRA DS9308. Khi khách mua hàng, bạn sẽ xuất hàng hóa nhập đợt sau là đợt 500 máy quét mã vạch ZEBRA DS9308. Nghe thì có vẻ hơi bất hợp lý, tại sao chúng ta phải xuất hàng nhập sau khi tồn kho hàng hóa nhập trước đó sẽ có thể bị ảnh hưởng sản phẩm.

Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp này sẽ ứng dụng trong các trường hợp sau: Phù hợp trong thời kỳ lạm phát, khi giá hàng hóa tăng lên, giúp giảm thuế thu nhập do giá vốn hàng bán cao hơn.

  • Nguyên tắc: Hàng hóa nhập vào sau cùng sẽ được xuất ra trước tiên.
  • Nhược điểm của phương pháp này là có thể dẫn đến việc lưu trữ hàng hóa cũ trong kho lâu hơn, làm tăng nguy cơ lỗi thời hoặc hư hỏng.

Doanh nghiệp cần phải linh hoạt sử dụng phương pháp này để đạt được lợi ích kinh tế trong thời kỳ biến động.

FIFO (First In, First Out)

FIFO

Phương pháp quản trị tồn kho FIFO cũng khá đơn giản. Nguyên tắc là hàng hóa được nhập trước sẽ xuất ra trước tiên. Ví dụ kho hàng của bạn đã có sẵn 1000 máy quét mã vạch ZEBRA DS9308 và sau 2 tháng kho hàng nhập thêm 500 máy quét mã vạch ZEBRA DS9308. Khi khách mua hàng, bạn sẽ xuất hàng hóa nhập đợt trước là trong lô hàng 1000 máy ZEBRA đầu tiên. Đây là điều dễ hiểu trong phương pháp quản lý kho.

  • Nguyên tắc: Hàng hóa nhập vào đầu tiên sẽ được xuất ra trước tiên.
  • Ưu điểm: Đảm bảo hàng hóa luôn mới, giảm nguy cơ lỗi thời và hư hỏng.Phản ánh đúng giá trị thực tế của hàng tồn kho trong báo cáo tài chính.
  •  Nhược điểm:Trong thời kỳ lạm phát, chi phí hàng bán thấp hơn, dẫn đến lợi nhuận cao hơn và do đó thuế thu nhập cao hơn.

Các mô hình khác quản trị hàng tồn kho:

Mô Hình EOQ là gì?

mô hình EOQ

EOQ (Economic Order Quantity) là một mô hình quản lý tồn kho được thiết kế để xác định số lượng đặt hàng tối ưu nhằm giảm thiểu tổng chi phí liên quan đến việc đặt hàng và lưu trữ hàng tồn kho.

Thành Phần Chính của Mô Hình EOQ

  • Số Lượng Đặt Hàng (Q): Số lượng hàng hóa được đặt trong mỗi lần đặt hàng.
  • Nhu Cầu Hàng Năm (D): Tổng nhu cầu hàng hóa của doanh nghiệp trong một năm.
  • Chi Phí Đặt Hàng (S): Chi phí liên quan đến mỗi lần đặt hàng, bao gồm chi phí hành chính, chi phí vận chuyển, và các chi phí cố định khác.
  • Chi Phí Lưu Kho (H): Chi phí lưu trữ mỗi đơn vị hàng hóa trong kho mỗi năm, bao gồm chi phí bảo quản, chi phí không gian và chi phí bảo hiểm.

Lợi ích của mô hình EOQ

  • Giảm Thiểu Chi Phí: EOQ giúp xác định số lượng đặt hàng tối ưu, giảm thiểu tổng chi phí đặt hàng và lưu trữ.
  • Tăng Hiệu Quả Quản Lý Tồn Kho: Giúp doanh nghiệp quản lý tồn kho một cách hiệu quả hơn, đảm bảo hàng hóa luôn có sẵn khi cần thiết mà không dư thừa.
  • Cải thiện quy trình đặt hàng: Tối ưu hóa quy trình đặt hàng, giảm thiểu thời gian và công sức liên quan đến việc đặt hàng và lưu trữ.

Mô hình EOQ là một công cụ quan trọng trong quản lý tồn kho, giúp doanh nghiệp xác định số lượng đặt hàng tối ưu để giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả quản lý tồn kho. Mặc dù có một số giới hạn, EOQ vẫn là một phương pháp hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc quản lý tồn kho và tối ưu hóa quy trình đặt hàng.

Các cách hỗ trợ triển khai quản trị tồn kho hiệu quả

Phương pháp quản lý hàng hóa bằng mã vạch

quản lý mã vạch

Các nguyên tắc trong quản trị tồn kho vẫn hiệu quả, tuy nhiên để tăng hiệu suất làm việc thì quản lý hàng hóa bằng mã vạch đã ra đời để phục vụ cho quản lý hàng hóa nhanh hơn. Mã vạch đã không còn xa lạ khi được áp dụng ở tất cả các quốc gia phục vụ cho việc quản lý hàng hóa và truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Quản lý hàng hóa bằng mã vạch là phương pháp sử dụng công nghệ mã vạch để theo dõi, quản lý và kiểm soát hàng hóa trong kho và trong quá trình vận chuyển. Công nghệ này giúp tự động hóa quy trình quản lý, nâng cao độ chính xác và hiệu quả trong quản lý tồn kho.

Lợi ích của quản lý hàng hóa bằng mã vạch

  • Độ chính xác cao: Giảm thiểu sai sót do nhập dữ liệu thủ công, đảm bảo thông tin về hàng hóa luôn chính xác.
  • Tiết kiệm thời gian: Tăng tốc độ nhập và xuất hàng, giúp xử lý đơn hàng nhanh chóng hơn.
  • Quản lý tồn kho hiệu quả: Dễ dàng theo dõi số lượng hàng tồn kho, vị trí và tình trạng của hàng hóa trong kho.
  • Dễ dàng kiểm kê: Thực hiện kiểm kê hàng hóa nhanh chóng và chính xác hơn.
  • Giảm chi phí: Tự động hóa quy trình quản lý hàng hóa giúp giảm chi phí nhân công và tăng hiệu quả hoạt động.

Phương pháp quản lý hàng hóa bằng RFID

quản lý kho RFID

RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ sử dụng sóng radio để tự động nhận diện và theo dõi các thẻ RFID gắn trên hàng hóa. Đây là phương pháp hiện đại và hiệu quả trong quản lý hàng hóa, giúp nâng cao độ chính xác và hiệu quả trong quản lý tồn kho và logistics.

Lợi ích của quản lý hàng hóa bằng RFID

  • Tự động hóa quá trình quản lý: Giảm thiểu sự can thiệp của con người, tăng độ chính xác và hiệu quả.
  • Theo dõi theo thời gian thực: Giúp doanh nghiệp có thể theo dõi tình trạng và vị trí của hàng hóa mọi lúc.
  • Tăng độ chính xác: Giảm sai sót trong việc nhập liệu và kiểm kê.
  • Tăng tốc độ xử lý: Thẻ RFID có thể được đọc nhanh hơn và ở khoảng cách xa hơn so với mã vạch, tăng tốc độ xử lý hàng hóa.
  • Bảo mật cao hơn: Thẻ RFID khó bị giả mạo hơn so với mã vạch.

Ứng dụng thực tiễn

  • Bán lẻ: Theo dõi tồn kho, quản lý hàng hóa và chống trộm cắp.
  • Sản xuất: Quản lý nguyên vật liệu, sản phẩm trong quá trình sản xuất và thành phẩm.
  • Logistics: Theo dõi hàng hóa trong chuỗi cung ứng, quản lý kho bãi và vận chuyển.
  • Y tế: Quản lý thuốc, thiết bị y tế, hồ sơ bệnh nhân và theo dõi tài sản.

Đơn vị cung cấp quản lý hàng hóa bằng mã vạch và RFID

SINO Corporation là đơn vị tiên phong triển khai các giải pháp quản lý hàng hóa, quản lý kho bằng giải pháp mã vạch và RFID. Được thành lập từ năm 1996, SINO đã có những bước tiến vượt trội, phục vụ cho nhiều khách hàng lớn nhỏ, giải quyết , nâng cao hiệu suất cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

SINO hiện cũng dẫn đầu trong công nghệ RFID, triển khai cho nhiều đối tác nước ngoài, các doanhg nghiệp FDI ở Việt Nam

Hình ảnh kĩ thuật SINO thao tác dây chuyền kiếm đếm hàng hóa quần áo bằng RFID ở Hansae:

triển khai giải pháp RFID

Hãy liên hệ ngay với SINO nếu bạn đang cần một giải pháp tổng thể quản lý kho hiệu quả. SINO cung cấp dải sản phẩm từ phần cứng tới phần mềm, đem đến cho bạn cách quản lý thống nhất và phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

LIÊN HỆ VỚI SINO

Hoặc liên hệ với đội ngũ SINO:

  1. Sales 1: 090 149 1238
  2. Sales 2: 0909 353 719
  3. Sales 3: 0938 623 553
  4. Sales 4: 093 862 3553

Bài viết khác

(028) 384 80666
0901491238 0909353719 0938623553
@SinoAuto