Mã vạch đã trở nên rất quen thuộc không chỉ với doanh nghiệp mà còn với người tiêu dùng để truy xuất nguồn gốc của hàng hóa, an tâm về xuất xứ và chất lượng của sản phẩm, quản lý hàng hóa tốt hơn. Tuy nhiên, mã vạch có nhiều loại từ 1D, 2D và bạn chưa hiểu chúng như thế nào, có tác dụng gì trong quản lý hàng hóa. Vậy thì hãy cùng SINO Tín Hòa tìm hiểu về mã vạch 1D là gì.
Mã vạch là gì?
Mã vạch đơn giản là những đường gạch đứng với khoảng cách dài rộng khác nhau được in trên tem nhãn, bao bì của sản phẩm. Khi được tung ra thị trường, mỗi sản phẩm có một mã vạch khác nhau, được xem như là “chứng minh thư” của hàng hóa.
Mã vạch được kết nối với cơ sở dữ liệu sẽ thể hiện nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, ý nghĩa từng mã vạch trên sản phẩm sẽ theo như quy ước trên cơ sở dữ liệu.
Mỗi mã vạch 1D thường chứa từ 20 – 25 ký tự dữ liệu. Chúng đươc ứng dụng rất phổ biến trong ngành nghề kinh doanh bán lẻ, y tế, logistic, sản xuất…
Lịch sử của mã vạch
Năm 1948, chủ tịch của một công ty buôn bán đồ ăn mong ước làm sao để có thể tự động kiểm tra toàn bộ quy trình chế biến. Biết được mong ước đó, Norman Joseph Woodland và Bernard Silver, khi ấy đang là sinh viên ở trường Đại học tổng hợp Drexel, đã phát triển ý tưởng này.
Một trong những ý tưởng đầu tiên của họ là sử dụng mã Morse để in những vạch rộng hay hẹp thẳng đứng. Sau đó, họ chuyển sang sử dụng dạng “điểm đen” của mã vạch với các vòng tròn đồng tâm. Bằng sáng chế công trình Classifying Apparatus and Method (Thiết bị và phương pháp phân loại) đã được cơ quan quản lý sáng chế Mỹ phát hành năm 1952).
Năm 1974, sản phẩm bán lẻ đầu tiên là gói 10 thanh kẹo cao su Juicy Fruit của Wrigley) đã được bán bằng cách sử dụng đầu đọc mã vạch tại siêu thị Marsh ở Troy, Ohio. (Gói kẹo cao su này hiện nay nằm trong Viện bảo tàng quốc gia Hoa Kỳ ở Smithsonian).
Năm 1992, Woodland đã được trao tặng giải thưởng Huy chương công nghệ quốc gia bởi Tổng thống George H. W. Bush.
Ý nghĩa của mã vạch
Tất cả các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay đều cần phải có mã vạch. Mã vạch là một “Chứng minh thư” của hàng hoá, giúp chúng ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá, xuất xứ khác nhau của mỗi loại sản phẩm.
Mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã vạch dành cho các loại máy tính, máy quét đọc đưa vào quản lý hệ thống và mã số của hàng hoá.
Hiện nay ở Việt Nam, hàng hóa trên thị trường hầu hết áp dụng chuẩn mã vạch EAN của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International với 13 con số, chia làm 4 nhóm, có cấu tạo và ý nghĩa từ trái qua phải như sau (như hình minh họa dưới):
- Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ)
- Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
- Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
- Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.
Các loại mã vạch 1D phổ biến hiện nay
Ngoài mã EAN International, có rất nhiều loại mã vạch được sử dụng. Các doanh nghiệp cũng có thể chọn những loại mã vạch để có thể dễ dàng quản lý hàng hóa trong nhà máy.
- Mã vạch 39 ( Code 39)
- Mã số 128 ( Code 128)
- Mã UPC-A
- Mã UPC-E
- EAN-13
- EAN-8
- Bookland
- JAN
- GS1- DataBar
- GS1- 128
- Standard 2 of 5
- Interleaved 2 of 5
- ITF-14
- Intelligent Mail
Những loại mã vạch được sử dụng phổ biến hiện nay
Mã UPC
Mã UPC (Universal Product Code) được sử dụng để dán và kiểm tra hàng tiêu dùng tại các điểm bán cố định trên toàn thế giới. Loại mã vạch này thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC. Hiện nay chúng được sử dụng thông dụng nhất tại Mỹ, Canada, ngoài ra cũng phổ biến tại một số quốc gia lớn khác như Úc, Anh, New Zealand…
Phân loại những loại mã UPC:
- UPC-A: Mã hóa 12 chữ số (phiên bản chuẩn nhất của UPC)
- UPC-E: Mã hoá 6 chữ số
Mã UPC được ứng dụng trong: Kinh doanh bán lẻ, siêu thị, hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm…
Mã EAN
Mã EAN (European Article Number): Loại mã vạch này có khá nhiều điểm tương đồng với mã UPC kể trên và được sử dụng phổ biến tại các nước Châu Âu. Điều khác biệt đáng nói nhất chính là ứng dụng địa lý của chúng.
Phân loại những loại mã EAN
- EAN-8: Mã hóa 8 chữ số
- EAN-13: Mã hoá 13 chữ số
Ngoài ra còn có các loại khác như: JAN-13, ISBN, ISSN
Ứng dụng của mã EAN: Kinh doanh bán lẻ, siêu thị, hàng tiêu dùng…
Mã Code 39
Loại mã Code 39 khắc phục được nhược điểm lớn nhất của 2 loại mã vạch EAN và UPC kể trên, đó là dung lượng không giới hạn và có thể mã hóa được cả các ký tự chữ hoa, dãy số tự nhiên và một số ký tự khác.
- Ứng dụng: Bộ Quốc phòng, ngành Y tế, cơ quan hành chính, xuất bản sách…
Hy vọng với bài trên, bạn có thể hiểu rõ về mã vạch 1D, lịch sử ra đời và ý nghĩa của chúng.
Nếu bạn đang tìm những dòng máy in mã vạch, máy quét mã vạch… thì SINO Tín Hòa hiện là nhà cung cấp giải pháp đi đầu trong ngành mã vạch – RFID.
SINO Tín Hòa tự hào là doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ RFID và mã vạch cho các doanh nghiệp sản xuất và logistic.
Với sự phục vụ tân tâm, nhiệt tình, chu đáo, chắc chắn dịch vụ in tem nhãn của SINO Tín Hòa sẽ giúp bạn hài lòng.
Để tìm hiểu chi tiết về dịch vụ cung cấp giải pháp mã vạch với thông tin đầy đủ nhất, bạn hãy liên hệ hotline của SINO Tín Hòa : 028 3848 0585. Ext: 121 để được tư vấn về dòng máy in hóa đơn phù hợp với bạn nhất.Sales 1: 090 149 1238
- Sales 2: 0909 353 719
- Sales 3: 0938 623 553
Không chỉ có giải pháp mã vạch mà SINO Tín Hòa còn cung cấp một giải pháp cho doanh nghiệp với rất nhiều sản phẩm khác như máy chấm công, máy in nhãn dán, máy in hóa đơn, máy đọc mã vạch, máy đếm tiền, ngăn kéo đựng tiền, xe đẩy hàng,… đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của khách hàng. Hãy đến với SINO Tín Hòa ngay hôm nay, công ty luôn cam kết đem lại sự hài lòng lớn nhất cho người sử dụng.
Tìm hiểu thêm: